9 nguyên tắc sử dụng thẻ tín dụng thông minh cần phải nhớ
Yêu thíchĐã thíchRemoved 0
Trong xã hội hiện đại, thẻ tín dụng dần trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc của nhiều người dân, đặc biệt những người sinh sống tại các thành phố lớn. Không thể phủ nhận những tiện ích mà thẻ tín dụng đem đến cho người tiêu dùng, tuy nhiên sử dụng không cẩn thận có thể gây ra những bất lợi. Do đó, để bảo vệ tài chính cá nhân, người dùng cần lưu ý 9 nguyên tắc dưới đây.
1. Hạn mức thẻ không quá 50% thu nhập
Trong thời đại công nghệ thẻ tín dụng không còn xa lạ với nhiều người. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận những tiện ích mà chúng đem lại. Nhưng vẫn có rất nhiều cá nhân vẫn còn mơ hồ về bản chất của loại thẻ này. Chính điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của bạn.
Theo các chuyên gia tài chính khuyên rằng, mỗi người chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng. Đồng thời, bạn cũng nên đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đều đặn hàng tháng như vậy bạn sẽ không lo gì cả.
2. Hiểu đầy đủ về các điều khoản sử dụng thẻ
Trước khi quyết định mở thẻ tín dụng, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng những thông tin liên quan từ phía ngân hàng để đảm bảo không bị ”mất tiền oan”.
Những thông tin cần tìm hiểu kỹ càng mà bạn không nên bỏ qua:
– Điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân
– Các loại phí bắt buộc khi sử dụng thẻ tín dụng
– Thời hạn thanh toán nợ
– Điều khoản thanh toán nợ trễ hạn
– Chương trình tích điểm, ưu đãi
3. Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc
Theo các chuyên gia kinh tế khuyến cáo mỗi người chỉ nên sử dụng một chiếc thẻ tín dụng. Nếu bạn càng nhiều thẻ tín dụng càng khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu và dễ vướng vào nợ nần. Đồng thời, khi hạn mức chi tiêu nhiều hơn thu nhập, nó sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng. Ngoài ra, thời hạn trả nợ khá dài, thông thường từ 30 – 45 ngày. Bạn sẽ khó kiểm soát chi tiêu của mình hơn.
4. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Trung bình mỗi một chiếc thẻ tín dụng đều có hạn mức tín dụng từ 30 – 45 ngày. Chính vì vậy, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính để thanh toán khoản nợ đúng hạn. Như vậy, bạn sẽ không bị tính lãi.
Bạn tuyệt đối không nên để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau. Bởi lúc này con số bạn phải trả ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Ví dụ: Hạn mức tín dụng là 15 triệu đồng/tháng. Bạn cần thanh toán khoản nợ này chậm nhất vào ngày 5/8/2021 nhưng tài chính của bạn không đảm bảo, bạn có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu. Có nghĩa rằng, bạn cần thanh toán 750.000 đồng. Số nợ còn lại là 14.250 triệu đồng sẽ được thanh toán vào thời hạn sau. Khi đó, bạn cần phải thanh toán nhiều hơn 14.250 triệu đồng. Và chính điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tình hình tài chính của bạn.
5. Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là loại thẻ chỉ kích cầu mua sắm, nên sẽ rất sai lầm nếu như bạn rút tiền mặt từ loại thẻ này như những loại thẻ ngân hàng khác. Vì vậy, bạn tuyệt đối tránh không dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Bởi, khi rút tiền mặt ngân hàng sẽ tính phí với khoản tiền mà bạn đã rút. Và mức lãi cho số tiền bạn rút khá cao, thường rơi vào khoảng 4% tại thời điểm rút.
6. Không để lộ thông tin thẻ
Nhiều chủ TTD vẫn chưa ý thức được việc phải bảo vệ thông tin trên thẻ cũng như không lường trước những nguy hiểm khi để lộ thông tin. Họ không nghĩ rằng nếu chỉ sơ suất để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian hoàn toàn có thể lợi dụng để sản xuất thẻ giả và chi tiêu. Thông tin thẻ có thể dễ dàng bị lộ khi thanh toán trực tuyến, rút tiền hay mua hàng tại các điểm mua bán như cửa hàng, siêu thị… Vì vậy, bạn tuyệt đối không tiết lộ mật khẩu thẻ hay cho người khác mượn thẻ ngân hàng, đồng thời nên định kỳ đổi mật khẩu để tăng cường bảo mật thông tin. Bạn cũng cần tránh rủi ro bị người khác nhìn thấy thông tin thẻ, đặc biệt là mã CVV; đảm bảo an toàn khi giao dịch tại POS, rút tiền tại ATM, mua hàng trực tuyến. Trong trường hợp bị mất thẻ, cần báo ngay với ngân hàng phát hành thẻ để khóa tài khoản và đăng ký phát hành lại thẻ.
7. Kiểm tra hóa đơn kỹ càng
Nếu bạn có sử dụng thẻ tín dụng thì khi sử dụng thẻ tín dụng thanh toán ở bất cứ đâu. Bạn hãy kiểm tra kỹ hóa đơn với số lượng sản phẩm, giá tiền, chiết khấu để đảm bảo số tiền bị trừ trong thẻ là chính xác. Nhiều người dùng thường không có thói quen kiểm tra hóa đơn sau khi thanh toán. Điều này có thể khiến bạn mất một khoản tiền mà bạn không hay biết. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra sao kê hàng tháng từ ngân hàng một cách cẩn thận.
>>> Hướng dẫn mua xe máy trả góp bằng thẻ tín dụng với lãi suất 0% – CardTOT