Có nên mở thẻ tín dụng không? Ngân hàng mở thẻ uy tín hiện nay

Đánh giá+1
Đánh giá+1

Với xu hướng không dùng tiền mặt hiện nay, thẻ tín dụng (TTD) không còn xa lạ với người tiêu dùng hiện nay. Việc sử dụng thẻ tín dụng hay các ví điện tử được phổ biến và đang trở thành công cụ mua sắm hữu ích vì những tiện ích và ưu đãi mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ngân hàng nào hay tổ chức nào cũng là nơi lựa chọn tốt nhất đề mở thẻ tín dụng hiện nay. Vậy nên mở TTD của ngân hàng nào hiện nay sẽ đảm bảo an toàn và đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng? Và đặc biệt, để mở thẻ tín dụng khách hàng nên dựa vào những tiêu chí nào trước khi quyết định mở thẻ tín dụng, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Có nên mở thẻ tín dụng không?

Tùy vào nhu cầu chi tiêu và tình hình tài chính của mỗi người, TTD đóng vai trò như khoản vay trước, trả sau nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu các khoản tiêu dùng của mỗi người. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên dùng TTD hay không, cần nắm rõ ưu và nhược điểm của TTD trước nhé.

Có nên mở thẻ tín dụng không? Ngân hàng mở thẻ uy tín hiện nay

Ưu điểm khi dùng thẻ tín dụng

Thanh toán linh hoạt và hạn chế rủi ro khi mang tiền mặt

Dễ dàng thanh toán ở bất cứ đâu mà không cần mang theo tiền mặt. Chỉ với một chiếc thẻ, giao dịch sẽ được hoàn thành chỉ trong vài giây. Hơn nữa, thẻ tín dụng có thể chi trả mà không cần tốn phí chuyển đổi ngoại tệ khi du lịch. Việc sử dụng thẻ được đảm bảo an toàn tối đa bởi hệ thống an ninh của ngân hàng.

Được miễn lãi trong kỳ hạn

Bản chất của thẻ tín dụng là “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Vì thế, nếu sử dụng trong hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng có thể được miễn lãi lên đến 55 ngày tuỳ ngân hàng. Đây là một cơ hội cho những ai cần tiền để thanh toán cho các nhu cầu phát sinh.

Vay với lãi suất thấp hơn

Đối với TTD, khách hàng phải thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng mới được phép mở thẻ. Do đó, ngân hàng có thể đánh giá và xem xét mức độ rủi ro khi cho vay thông qua TTD. Mức lãi suất khi vay nhờ đó cũng được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi vay thông thường.

Dễ dàng mua sắm với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Thẻ tín dụng có thể giúp người dùng thực hiện các giao dịch mua sắm một cách dễ dàng. Đồng thời, so với các loại thẻ khác, thẻ tín dụng thường có chương trình ưu đãi trả góp thẻ tín dụng, hoàn tiền cùng các voucher hấp dẫn từ ngân hàng hoặc các tổ chức.

Nhược điểm

Lãi suất cao khi trả chậm

Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng mở thẻ sẽ hỗ trợ khách hàng miễn lãi trong kỳ hạn, chủ thẻ sẽ được sử dụng số tiền và hưởng lãi suất miễn phí nếu thanh toán đúng hạn. Nhưng đổi lại nếu việc thanh toán chậm hơn so với kỳ hạn thanh toán, sẽ phải trả lãi suất TTD. Mức lãi suất này có thể ngang mức lãi suất mà các công ty tài chính áp dụng. Bên cạnh đó, khách có thể phải trả thêm khoản phí trả chậm và làm giảm điểm tín dụng.

Phí thường niên của TTD khá cao

Thông thường, phí thường niên sẽ dao động từ 50.000 – 1.500.000 VND tuỳ vào chính sách của từng ngân hàng. Chính vì vậy, nên lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng ở các ngân hàng uy tín với mức lãi suất và phí thường niên phù hợp với khả năng chi trả

Rủi ro đánh cắp thông tin

Nếu bị mất thẻ tín dụng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chủ thẻ có thể bị tấn công bởi những chiêu trò giả mạo từ kẻ gian nếu hệ thống bảo mật của ngân hàng không đủ an toàn. Đồng thời, một số đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng để thực hiện giao dịch bất chính nhằm đánh cắp tài sản, từ đó chủ thẻ có thể bị vừa bị đánh cắp thông tin, vừa phải chịu khoản nợ từ thẻ tín dụng mặc dù không sử dụng

Phí rút tiền mặt cao

Thông thường, sử dụng TTD chỉ phù hợp nhất khi chi trả cho các giaO dịch thanh toán online. Mặc dù vậy, trong trường họp khẩn cấp chủ thẻ vẫn có thể rút tiền mặt từ TTD, nhưng mức phí rút tiền mặt sẽ khá cao, rơi vào khoảng 4% và nếu khách hàng rút tiền mặt quá nhiều lần sẽ bị cộng dồn thành một khoản phí lớn, khiến chủ thẻ mất một số tiền nhất định.

Bởi vì những loại phí liên quan đến thẻ tín dụng thường khá cao nên trước khi quyết định lựa chọn ngân hàng để mở TTD, khách hàng nên tìm hiểu về các mức phí của các ngân hàng và so sánh. Việc này sẽ giúp sử dụng thẻ tín dụng không bị quá áp lực về các khoản chi phí quá cao.

Tiêu chí chọn ngân hàng để mở thẻ tín dụng

Mỗi khách hàng sẽ có những tiêu chí khác nhau trong việc lựa chọn ngân hàng để mở thẻ, tùy thuộc vào thu nhập, nhu cầu chi tiêu của bản thân và gia đình. Tuy nhiên vẫn cần dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản là bảo mật, uy tín, mức lãi suất…

Có nên mở thẻ tín dụng không? Ngân hàng mở thẻ uy tín hiện nay

Tính bảo mật

Khi sở hữu TTD khách hàng có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ bởi tin tặc. Hiện nay nhiều ngân hàng bảo mật thẻ tín dụng bằng cách mã bảo mật xác minh OTP nhằm đảm bảo chủ thẻ đang thực hiện giao dịch.

Độ uy tín cao

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn ngân hàng để mở thẻ. Độ uy tín càng cao chứng tỏ khả năng bảo mật càng cao, mức độ chấp nhận của TTD sẽ càng đa dạng, khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch tại nhiều nơi.

Thời hạn miễn lãi và lãi suất

Thời hạn miễn lãi càng dài khách hàng càng có thời gian thu xếp để thanh toán dư nợ thẻ. Hiện nay đa số các ngân hàng có thời hạn miễn lãi từ 45 đến 55 ngày.

Phí thường niên của thẻ tín dụng

Thường dao động từ khoảng 50.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ/năm tùy thuộc dòng thẻ. Đây là khoản phí thu hằng năm để duy trì và quản lý thẻ. Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu mà khách hàng có thể chọn thẻ tín dụng phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Đối tượng nào không nên mở thẻ tín dụng hiện nay

Dưới đây là một số đối tượng không nên sử dụng TTD:

Chưa trả hết nợ cũ

Vì lãi suất trả chậm khá cao nên chủ thẻ hãy ưu tiên thanh toán TTD trước. Kể cả khi chỉ thanh toán một phần, hoặc không thanh toán số dư nợ đúng hạn vẫn sẽ bị mất quyền lợi miễn lãi khi sử dụng thẻ.

Sẽ rất dễ rơi vào vòng xoáy của nợ nần cũng như khó để thoát ra khi chưa trả hết nợ cũ, chủ thẻ sẽ phải trả hết nợ tín dụng kết hợp với lãi suất cao ngất ngưởng vào mỗi tháng nhận lương. Vì vậy, nếu biết duy trì được khả năng thanh toán hàng tháng hoặc đã có kế hoạch trả nợ hợp lý thì việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều.

Chưa quản lý tài chính cá nhân tốt

Nếu bạn chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả thì lời khuyên là không nên dùng thẻ tín dụng. Việc quẹt TTD để mua hàng không cần thiết có thể khiến bạn gánh thêm nợ. Với những khoản chi tiêu lặt vặt, tốt nhất bạn không nên dùng TTD mà chỉ nên dùng tiền mặt. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế mắc vào các bẫy tiêu dùng không mong muốn.

Ngoài ra, dù bạn có thể sử dụng vượt hạn mức TTD nhưng không có nghĩa là bạn nên làm vậy. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 30% hạn mức thẻ. Việc dùng hết 100% hạn mức hiện có sẽ khiến điểm tín dụng của bạn giảm mạnh. Việc đó khiến bạn giống như người đi vay rủi ro hơn.

Ngân hàng nào mở thẻ tín dụng uy tín hiện nay?

Để chọn ngân hàng mở TTD, khách hàng nên tìm hiểu và nắm rõ về TTD trước khi quyết định mở thẻ. Và nếu đang băn khoăn không biết nên mở thẻ của ngân hàng nào tốt, ngân hàng nào uy tín thì có thể tham khảo những gợi ý ngân hàng dưới đây, CardTOT sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được một ngân hàng phù hợp với tiêu chí mình đưa ra.

Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa Vietcombank và Vietnam Airlines, American Express đã tạo ra tấm thẻ tín dụng cao cấp nhất thị trường.

Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express có hạn mức tín dụng lên đến 1 tỷ đồng. Tấm thẻ này tập trung vào những ưu đãi và quyền lợi về hàng không, bảo hiểm, du lịch, giải trí.

Có nên mở thẻ tín dụng không? Ngân hàng mở thẻ uy tín hiện nay

Thẻ tín dụng ngân hàng Vietcombank

Bên cạnh đó, bạn có lựa chọn một số loại TTD đồng thương hiệu quả Vietcombank như Vietcombank Diamond Plaza Visa, Vietcombank Vietnam Airlines American Express®, Vietcombank Unionpay có hạn mức lên đến 500 triệu với phí thường niên chỉ 400.000 đồng.

Ngân hàng VIB

Có nên mở thẻ tín dụng không? Ngân hàng mở thẻ uy tín hiện nay

VIB chính là một gợi ý không tồi với những ai không biết nên đăng ký TTD ngân hàng nào uy tín. Với tấm thẻ VIB, chủ thẻ có thể tận hưởng ưu đãi suốt 365 ngày từ các đối tác của VIB và MasterCard. các giao dịch thanh toán dễ dàng và nhanh chóng ở bất cứ đâu với 1,9 triệu ATM toàn cầu và 33 triệu điểm chấp nhận thẻ.  Hiện tại VIB đang áp dụng mức phí thường niên vô cùng hấp dẫn chỉ từ  250.000 – 400.000 đồng/năm với sản phẩm thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard chuẩn và VIB Chip MasterCard vàng.

Ngân hàng VPBank

Thẻ tín dụng VPBank là một trong 10 ngân hàng mở TTD tốt nhất hiện nay. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong nhiều năm qua VPBank luôn nằm trong top 10 ngân hàng Việt Nam được yêu thích nhất. Sử dụng TTD VPBank, khách hàng sẽ được tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Các loại thẻ tín dụng của VPBank? Ưu điểm và nhược điểm

Chỉ với mức thu nhập từ 5-7 triệu/tháng, khách hàng có cơ hội sở hữu TTD với hạn mức lên đến 500 triệu đồng. Đặc biệt, phí thường niên VPBank đang áp dụng chỉ từ 274.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra, với khách hàng có nhu cầu làm thẻ Credit Card nhưng không biết ngân hàng nào tốt thì có thể tham khảo những ưu đãi của VPBank.

Ngân hàng Techcombank

Được thành lập từ năm 1993, Techcombank nằm trong Top những ngân hàng hàng đầu ở Châu Âu. Ngân hàng Techcombank cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng.

Trong đó, sản phẩm thẻ tín dụng Techcombank được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng. Chỉ với mức thu nhập hàng tháng từ 6 triệu đồng, bạn có thể sở hữu một chiếc TTD Techcombank với hạn mức lên đến 1 tỷ đồng. Phí thường niên từ 300.000 – 550.000 nghìn đồng/năm.

Ngân hàng BIDV

Mức thu nhập từ 4 -7 triệu đồng đồng, bạn dễ dàng sở hữu một TTD với hạn mức 200 triệu, mức phí thường niên là 200.000 – 400.000 đồng. Các loại thẻ tín dụng hiện đang được phát hành tại BIDV như thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Classic, thẻ đồng thương hiêu BIDV Visa Manchester United. Đặc biệt, BIDV còn thường xuyên tổ chức các ưu đãi vàng với khuyến mại lên tới 50% tại các đối tác liên kết.

 

>>> Xem thêm:

Thẻ ngân hàng màu đen là gì? TOP các thẻ màu đen có quyền lực nhất hiện nay

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
1
HayFashion
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0