Lãi suất tiền gửi tính đến cuối tháng 11 hiện nay. Ngân hàng nào có lãi suất tiền gửi cao nhất?

Đánh giá0
Đánh giá0

Cuối tháng 11, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi. Nhiều ngân hàng khác điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi trong tháng 11/2022 có thể kể đến như Bac A Bank; BaoVietBank; SHB; NCB; SCB… Mức lãi trên 10%/năm trở nên phổ biến. Người dân gửi tiền ở ngân hàng nào nhận lãi cao nhất?

Tình hình lãi suất tiền gửi ngân hàng đến cuối tháng 11 hiện nay

Thực tế, mức lãi cao thường nằm trong chương trình ưu đãi đặc biệt, dành cho khách quen, khách VIP, áp dụng khoản tiền gửi lớn. Khảo sát của PV Tiền Phong cho thấy, với biểu lãi chính thức được các nhà băng niêm yết, mức lãi trên 10% chỉ xuất hiện tại VPBank, Saigonbank.

Lãi suất tiền gửi tính đến cuối tháng 11 hiện nay. Ngân hàng nào có lãi suất tiền gửi cao nhất?

Từ ngày 22/11, khách hàng tham gia sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn Prime Savings của VPBank được hưởng lãi suất tháng đầu là 11,1%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các tháng sau là 9,25%/năm. Ở kỳ hạn 24 tháng, mức lãi suất tháng đầu được nhà băng này áp dụng là 11,07%/năm. Các tháng tiếp theo khách hàng hưởng lãi suất 9,22%/năm.

Đối với kỳ hạn 6 tháng, nhà băng này áp dụng lãi suất 9,6%/năm khi gửi online. Ở các kỳ hạn từ 1 – 6 tháng, khách hàng được hưởng mức lãi suất tối đa 6%/năm.

Nhiều ngân hàng hiện nay cũng điều chỉnh, nâng mức lãi suất tiết kiệm cao trên ngưỡng 9,5%/năm ở nhiều kỳ hạn: SCB, VIB, Kienlongbank, MSB…

Với kỳ hạn 12 tháng, nhiều ngân hàng trả lãi cao trên 9% như: SCB 9,65%/năm; NCB 9,5%/năm; TechcomBank 9,3%/năm… NCB còn tặng thêm 0,2% lãi suất cho khách hàng lần đầu gửi tiết kiệm tại NCB (áp dụng gửi trực tuyến).

Nhiều nhà băng sẽ trả lãi suất thoả thuận, tăng thêm lãi suất cho khách hàng có khoản tiền gửi lớn. Như tại một phòng ngân hàng tại Bà Triệu (Hà Nội), tư vấn viên cho biết, với số tiền từ 300 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng, khách hàng được thoả thuận lãi suất, trên 11%/ năm.

Với nhóm quốc doanh (Big4), lãi suất cao nhất hiện nay thuộc về VietinBank là 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi trực tuyến tại kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Trong khi, lãi suất cao nhất tại Vietcombank là 7,4%/năm, tại BIDV và Agribank là 7,9%/năm.

Với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất của nhóm Big 4 khá giống nhau, đều cao nhất là 7,4%/năm. Như vậy, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng tư nhân lớn và nhóm quốc doanh hiện vào khoảng 1 – 2%, tùy từng kỳ hạn và hình thức gửi.

Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, sau khi giảm 2 tháng liên tiếp, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đã tăng trở lại, thêm hơn 106.000 tỷ đồng trong tháng 9.

Cụ thể, tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế tăng mạnh thêm gần 105.000 tỷ đồng so với cuối tháng 8, đạt 5,78 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng thêm 1.436 tỷ đồng, đạt 5,63 triệu tỷ đồng.

Tính đến hết quý 3/2022, tiền gửi của toàn hệ thống tăng hơn 475.000 tỷ đồng, tương đương tăng 4,33%. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng này là rất thấp so với tăng trưởng tín dụng khoảng 11% sau 9 tháng, gây sức ép lên thanh khoản của nhiều ngân hàng.

Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất hiện nay?

Dẫn đầu bảng xếp hạng tháng này là SCB với mức lãi suất lên tới 9,5%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho khoản tiền từ 500 tỷ đồng trở lên.

Tiếp đến là HDBank với mức lãi suất lên tới 9,2%/năm, tương đương tăng 1,55 điểm phần trăm so với tháng trước. Để hưởng mức lãi suất này, khách hàng cần có khoản tiết kiệm tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên cho kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng.

Đứng thứ ba là ngân hàng Techcombank với mức lãi suất 9,0%/năm cho khoản gửi tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng mức tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và khách hàng phải cam kết không được tất toán trước hạn.

Liền sau là ngân hàng Bản Việt với lãi suất 8,9%/năm cho khoản tiền gửi 60 tháng và không yêu cầu thêm về hạn mức tiền gửi tối thiểu.

Xếp thứ năm và thứ sáu lần lượt là VPBank và ABBank. Trong đó, VPBank có lãi suất 8,8%/năm cho kỳ hạn 12-36 tháng với khoản tiền trên 50 tỷ đồng. Còn ABBank áp dụng mức lãi suất 8,6%/năm chỉ cần kỳ hạn từ 48-60 tháng.

Bên cạnh đó cũng có nhiều ngân hàng khác đang huy động tiền gửi với lãi suất cao trong tháng 11 như: LienVietPostBank; MBBank và Saigonbank có lãi suất là 8,6%/năm… Lưu ý nhiều ngân hàng sẽ có quy định điều kiện về số tiền gửi tối thiểu cũng như kỳ hạn gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank, mức lãi suất cao nhất cùng ghi nhận được là 7,4%/năm. So với tháng trước, các ngân hàng này cùng điều chỉnh lãi suất tăng thêm 1 điểm phần trăm. Đáng chú ý, các ngân hàng này vẫn có mức lãi suất cao hơn SeABank (7,0%/năm).

Lãi suất tiền gửi tính đến cuối tháng 11 hiện nay. Ngân hàng nào có lãi suất tiền gửi cao nhất?

Lãi suất tăng cao, dòng tiền nhàn rỗi quay lại ngân hàng

So với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, theo các chuyên gia tài chính, hiện nay làm sổ tiết kiệm ngân hàng vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân bởi tính an toàn cao.

Là kế toán của một doanh nghiệp, bà Hằng (quận Hà Đông, Hà Nội) luôn tính toán để đầu tư mỗi khi có một khoản tiền dôi dư sao cho số tiền đó vừa an toàn, vừa được sinh lời. Bà chọn gửi tiết kiệm tại quầy để có thể trực tiếp nhận luôn sổ tiết kiệm.

“Thực ra tiền không có nhiều nên tôi chọn gửi tiết kiệm cho an toàn. Cũng có nhiều hình thức để đầu tư nhưng lựa chọn hình thức này tôi thấy tối ưu và phù hợp”, bà Hằng cho hay.

Cách đây ít ngày theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2022, tổng quy mô tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức hơn 5,78 triệu tỷ đồng, tăng 2,43% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, đến cuối tháng 9/2022 quy mô tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng ở mức gần 5,64 triệu tỷ đồng, tăng 6,38% so với cuối năm 2021.

Theo Vneconomy.vn

>>> Xem thêm

Ngân hàng có phá sản được không? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mất tiền khi gửi ngân hàng?

 

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0
HayFashion
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0