Đẩy mạnh phát triển Mobile Money, tạo nên hệ sinh thái thanh toán năng động.

Đánh giá+1
Đánh giá+1

Trong thời gian tới đây, Mobile Money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt ở địa bàn nông thôn, cùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, cộng hưởng và bổ trợ cho các dịch vụ ngân hàng hiện có, tạo nên hệ sinh thái thanh toán năng động, bao trùm để phục vụ người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại hội thảo ‘Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam’, ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được giao nghiên cứu, chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt triển khai thí điểm việc dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ, gọi tắt là Mobile-Money.

Xem ảnh nguồn

Sau khi được chấp thuận triển khai thực hiện thí điểm, 3 doanh nghiệp (Tổng công ty Truyền thông – VNPT-Media, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội – Viettel) đã nỗ lực triển khai cung ứng dịch vụ tới khách hàng ngay từ cuối tháng 11/2021 và đạt được những kết quả bước đầu quả khả quan; đảm bảo an ninh an toàn, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); tăng cường tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

Về phát triển điểm kinh doanh, đến cuối tháng 3/2022, hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập, trong đó: Số lượng điểm kinh doanh thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là khoảng gần 900, chiếm khoảng 30% tổng số điểm kinh doanh được thiết lập. Về giao dịch bằng dịch vụ Mobile-Money, đến cuối tháng 3/2022, tổng số lượng giao dịch đã đạt hơn 8,5 triệu giao dịch, với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng.

Theo ông Lê Anh Dũng, thời gian tới đây, Mobile-Money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, cộng hưởng và bổ trợ cho các dịch vụ ngân hàng hiện có, tạo nên hệ sinh thái thanh toán năng động, bao trùm để phục vụ người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại hội nghị, bên cạnh kết quả tích cực nêu trên, đại diện doanh nghiệp triển khai Mobile-Money cũng đã phân tích về lợi ích của lợi ích của Mobile Money, cũng như những hạn chế và giải pháp rút ra sau 6 tháng thí điểm.

Ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VNPT VinaPhone, cho rằng, để người dân tích cực tham gia Mobile-Money thì cách sử dụng càng phải đơn giản, giúp nhiều người dân tiếp cận được.

“Việc sử dụng phổ biến Mobile-Money sẽ là cú hích quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử tại Việt Nam và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia” – ông Nguyễn Văn Tấn khẳng định.

Kết quả phát triển Mobile Money bước đầu khả quan

Đại diện Vụ Thanh Toán, NHNN cho biết, sau 6 tháng thực hiện thí điểm triển khai dịch vụ Mobile-Money, các doanh nghiệp thí điểm đã đạt được những kết bước đầu quả khả quan, bảo đảm an ninh an toàn, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Theo đó, 3 doanh nghiệp (DN) là Tổng Công ty truyền thông VNPT Media, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội – Viettel đã triển khai cung ứng dịch vụ tới khách hàng ngay từ cuối tháng 11/2021, đến nay đã có hơn 1,1 triệu khách hàng; trong đó, số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là gần 660.000 khách hàng chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.

Đến cuối tháng 3/2022, hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán được thiết lập đến cuối tháng 3/2022 là hơn 12.800, tổng số lượng giao dịch đã đạt hơn 8,5 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng.

Ông Lê Anh Dũng cho biết: Dịch vụ Mobile Money được triển khai đã tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là nhóm người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ ngân hàng, đã và đang đi vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm Mobile Money nhìn chung được bảo đảm, chưa phát sinh các rủi ro, sự cố lớn trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Còn những bài toán khó

Đại diện DN triển khai, ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho rằng, lợi ích của Mobile Money tới người dân là không thể phủ nhận. Trong thực tế, tính đến hết quý I/2022, 70% thuê bao kích hoạt tài khoản tiền di động trên Viettel Money đều nằm ở các vùng sâu, vùng xa; đặc biệt, trung bình mỗi thuê bao phát sinh tới 10 giao dịch chuyển tiền, mua bán trực tuyến.

Xem ảnh nguồn

Như vậy, có thể thấy mobile money đang từng bước góp phần mang tài chính số và thói quen chi tiêu không tiền mặt thâm nhập vào mọi mặt của đời sống người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trước đây chưa có cơ hội tiếp xúc với tiện ích tài chính, ngân hàng.

Tuy nhiên, do lần đầu tiên được cấp phép triển khai chính thức tại thị trường Việt Nam, Mobile Money cũng đã đặt ra bài toán khó về thay đổi hành vi chi tiêu và sử dụng tiền của người dân.

“Làm sao để người dân có đủ nhận thức và sự tin tưởng để sử dụng Mobile Money, chuyển đổi dần từ sử dụng tiền giấy sang cuộc sống không tiền mặt, thay đổi toàn diện thói quen và hưởng lợi trực tiếp từ nền kinh tế số… sẽ là đề bài chung để Nhà nước cùng các cơ quan báo chí, các ngân hàng, các đơn vị triển khai tiền di động cùng đồng hành, phối hợp để giải quyết”, ông Trương Quang Việt nêu vấn đề.

Theo ông Trương Quang Việt để giải quyết vấn đề nêu trên, trước tiên, cần đẩy mạnh các hoạt động giải ngân, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho nhóm đối tượng yếu thế, người dân ở vùng sâu, vùng xa thông qua tài khoản tiền di động.

Để tiền di động vừa là phương thức vừa là động lực cải thiện kinh tế người dân; kích thích sử dụng và đưa tiền di động đến gần hơn với đời sống.

Tiếp đó, cần đưa ra các định hướng, chính sách hỗ trợ để xây dựng và nhân rộng nhiều hơn nữa các mô hình thanh toán không tiền mặt trên khắp cả nước; hướng tới mọi người dân đều sớm được tiếp cận và chấp nhận thanh toán số như một hình thức chi tiêu quen thuộc, tiện ích.

Đồng thời, các cơ quan báo chí, truyền thông cùng phối hợp, triển khai các hoạt động để thúc đẩy, định hướng nhận thức người dân về lợi ích của tiền di động nói riêng, của tài chính số và chuyển đổi số trong kinh tế nói chung. Cần xây dựng cái nhìn chân thật, gần gũi, dần xóa bỏ tâm lý nghi ngại cho người dân về xã hội số và cuộc sống không tiền mặt; thúc đẩy phổ cập thanh toán số nhanh chóng.

Bên cạnh đó, ngân hàng và các nhà mạng triển khai tiền di động tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, từ đó mang lại giá trị cho người dân khi sử dụng các tiện ích thanh toán số.

Còn ông Nguyễn Văn Tấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty dịch vụ viễn Thông VNPT VinaPhone cho rằng, Mobile Money tập trung vào micro payment (thanh toán nhỏ), tức là khách hàng ở vùng xa ít có điều kiện tiếp cận đến dịch vụ ngân hàng. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm sao để người dân dễ dàng sự dụng nhất, đơn giản nhất, trong khi đó vẫn phải quản lý chặt chẽ.

Trong đó, để khách hàng đăng ký đơn giản thì cần sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Bởi trên đó có thông tin đầy đủ và chính xác gần như tuyệt đối về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ… Nếu như nhà mạng tiếp cận được nguồn này thì khách hàng không cần nhiều bước phức tạp mà có thể sử dụng Mobile Money ngay, miễn là số điện thoại trùng với thông tin đăng ký.

Bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone kiến nghị cho phép các nhà mạng kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để việc đăng ký không sai so với chứng minh thư nhân dân cũ.

Đại diện các doanh nghiệp viễn thông triển khai dịch vụ cũng đề nghị đưa ra các định hướng, chính sách hỗ trợ để xây dựng và nhân rộng nhiều hơn nữa các mô hình thanh toán không tiền mặt trên khắp cả nước. Từ đó hướng tới mọi người dân đều sớm được tiếp cận và chấp nhận thanh toán số như một hình thức chi tiêu quen thuộc, tiện ích.

Về vấn đề này, ông Phan Đức Hiệp, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân (Bộ Công an) cho biết: Cơ quan này đang triển khai thí điểm việc xác thực thẻ căn cước công dân, xác thực thông tin cơ bản, thông tin sinh trắc với dữ liệu được lưu trữ trong chip của thẻ căn cước công dân, nhằm tránh các rủi ro, gian lận trong hoạt động tài chính, ngân hàng, viễn thông, công chứng và các giao dịch dân sự, thủ tục khác.

Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ Mobile money tích hợp giải pháp này là cần thiết, nhằm tránh các rủi ro trong hoạt động xác minh tài khoản qua ứng dụng trực tuyến và các quầy giao dịch, điểm tiếp nhận trực tiếp. Hình thức của giải pháp này được thể hiện qua: Các đầu đọc thẻ căn cước công dân gắp chip, thiết bị xác minh di động tại quầy giao dịch, thư viện tích hợp vào các ứng dụng mobile trên nền tảng di động.

Dưới góc độ quản lý, ông Lê Anh Dũng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Công an theo dõi, bám sát, đánh giá tình hình triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money; đồng thời hướng dẫn, giải đáp vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dịch vụ Mobile Money của doanh nghiệp thí điểm.

Bên cạnh đó, các các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cũng cần tiếp tục triển khai các hình thức, biện pháp tuyên truyền, thuyết phục các điểm kinh doanh kết hợp với khích lệ kinh tế giai đoạn đầu triển khai dịch vụ cho thấy những lợi ích phi tài chính như tăng lượng khách hàng đến điểm kinh doanh, có thêm nguồn thu từ phí hoa hồng khi có khách hàng quen thuộc, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nội dung liên quan quy định về mục tiêu, phạm vi thực hiện thí điểm, nội dung thí điểm, tổ chức thực hiện, các hành vi bị cấm theo quy định.

“Trong thời gian tới đây, Mobile Money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, cộng hưởng và bổ trợ cho các dịch vụ ngân hàng hiện có, tạo nên hệ sinh thái thanh toán năng động, bao trùm để phục vụ người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, ông Lê Anh Dũng kỳ vọng.

>>>> Xem thêm:
TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
1
HayFashion
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0