Thẻ tín dụng phụ là gì? Thẻ tín dụng phụ và chính khác nhau thế nào?
Thẻ tín dụng bao gồm thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ. Trong đó, thẻ tín dụng chính là công cụ thanh toán quen thuộc và phổ biến với nhiều người nhưng thẻ phụ là khái niệm vẫn còn khá mới mẻ. Thẻ tín dụng phụ không bị yêu cầu phải chứng minh thu nhập, nó được phát hành khi thẻ chính yêu cầu. Ngoài ra hạn mức tín dụng sẽ không đổi.
Thẻ tín dụng phụ là gì?
Thẻ tín dụng phụ (Supplementary Card) là loại thẻ tín dụng do chủ thẻ chính đăng ký phát hành bổ sung nhằm chia sẻ những tiện ích thẻ tín dụng của mình cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Đây là thẻ được tách ra từ thẻ tín dụng chính và chỉ được mở bởi yêu cầu của chủ thẻ chính.
Thẻ tín dụng phụ có hạn mức ngang bằng hoặc thấp hơn thẻ tín dụng chính. Người sở hữu thẻ phụ không cần chứng minh tài chính nhưng phải chịu sự kiểm soát của chủ thẻ chính.
Việc đăng ký mở thẻ phụ khá dễ dàng vì chủ thẻ phụ không cần chứng minh thu nhập. Một chủ thẻ có thể đăng ký mở thêm 2 thẻ phụ hoặc nhiều hơn tùy ngân hàng.
Những tiện ích khi sở hữu thẻ phụ
Thẻ tín dụng phụ có nhiều tiện ích và ưu đãi như thẻ tín dụng chính, vì vậy, khách hàng cần nắm được những tiện ích này để tận dụng tối đa lợi ích khi dùng thẻ:
- Không cần chứng minh thu nhập: Bởi vì thẻ phụ chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu thẻ chính nên mọi giao dịch thanh toán của thẻ phụ sẽ do chủ thẻ tín dụng chính chịu trách nhiệm. Do đó, khách hàng có thể mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập giúp tiết kiệm thời gian, công sức, không cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ phức tạp.
- Điều kiện mở thẻ đơn giản: Chủ thẻ tín dụng chính có thể dễ dàng yêu cầu ngân hàng mở 2 – 3 thẻ phụ để cấp cho người thân đủ 15v tuổi trở lên và không mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhờ đó, chủ thẻ chính cũng dễ dàng hỗ trợ thanh toán và kiểm soát các khoản chi tiêu từ thẻ phụ của con cái, người thân.
- Tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn: Giống như thẻ chính, khách hàng sở hữu thẻ phụ cũng sẽ được tận hưởng các ưu đãi hấp dẫn từ các đối tác của ngân hàng phát hành thẻ. Khách hàng có cơ hội áp dụng các khuyến mãi về giá, quà tặng,… khi mua sắm, tiêu dùng, du lịch,…
Tuy nhiên, khi mở thêm thẻ phụ, bạn cũng cần lưu ý một số rủi ro có thể xảy ra như sau:
- Chi tiêu mất kiểm soát: Chủ thẻ phụ có thể chi tiêu, thanh toán thoải mái cùng hạn mức trong khi khoản nợ tín dụng sẽ đè lên vai chủ sở hữu thẻ tín dụng chính. Nếu không biết cách kiểm soát, chủ thẻ chính có thể phải đối mặt với rủi ro trở thành “con nợ” của ngân hàng khi khoản chi tiêu vượt quá khả năng chi trả. Vì vậy, khi mở thẻ phụ, chủ thẻ chính cần kiểm soát chi tiêu bằng cách thiết lập hạn mức phù hợp trên từng thẻ phụ hoặc tạm khóa thẻ phụ khi khoản chi đã tăng quá mức kiểm soát.
- Rò rỉ thông tin thẻ tín dụng: Chủ thẻ phụ cần phải ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin thẻ để tránh tình trạng rò rỉ thông tin, thất thoát tài sản. Vì vậy, khi cấp thẻ phụ, chủ thẻ chính cần dành thời gian hướng dẫn cách bảo mật và sử dụng thẻ an toàn cho chủ thẻ phụ. Bản thân chủ thẻ phụ cũng cần có ý thức nâng cao cảnh giác và tự tìm hiểu về các lớp bảo mật thông tin thẻ của ngân hàng.
Biểu phí khi sử dụng thẻ phụ
Cũng giống như thẻ chính, khi sử dụng thẻ phụ khách hàng cũng sẽ phải chịu các loại phí tương tư như trên thẻ chính gồm: Phí phát hành, phí thường niên còn các loại phí khác thì hiện nay ngân hàng chưa quy định đối với thẻ phụ nên khách hàng sẽ được hướng dẫn cụ thể khi mở thẻ này tại ngân hàng.
Do là thẻ phụ, nên phí phát hành và phí thường niên trên thẻ thấp hơn khá nhiều so với thẻ chính giao động trong khoảng từ 30.000 VND – 500.000 VND.
Phân biệt thẻ chính và thẻ phụ
Giống nhau:
- Thẻ tín dụng chính và phụ đều có các tính năng như nhau: Chi tiêu trước – trả tiền sau, rút tiền mặt, trả góp 0%,…
- Cả 2 loại thẻ đều được hưởng các chính sách ưu đãi giống nhau như: Hoàn tiền, tích điểm chi tiêu, tích dặm bay, giảm giá khi mua sắm,…
Khác nhau: Ngoài những đặc điểm giống nhau trên thì thẻ tín dụng chính và phụ sẽ có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Nội dung | Thẻ tín dụng chính |
Thẻ tín dụng phụ |
Điều kiện về tuổi | Khách hàng trong độ tuổi từ 15 trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, có thu nhập ổn định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị phù hợp với quy định của ngân hàng. | Chủ thẻ phụ đủ 15 tuổi trở lên |
Điều kiện mở thẻ | Chứng minh thu nhập hay có tài sản/hợp đồng bảo hiểm/lịch sử du lịch để đánh giá được khả năng chi trả | Chỉ cần mở dựa vào thẻ tín dụng chính, thủ tục đơn giản. |
Phí phát hành thẻ | Miễn phí | Miễn phí |
Phí thường niên | Dao động từ 100.000 – 30.000.000 VNĐ và có thể được miễn phí khi đạt hạn mức chi tiêu. | Theo biểu phí từng thời kỳ, thường sẽ thấp hơn mức phí thường niên của thẻ chính. |
Hạng thẻ | Hạng thẻ chính và hạng thẻ phụ giống nhau do cùng 1 sản phẩm thẻ | Tương tự như thẻ chính. |
Hạn mức tín dụng | Hạn mức thẻ chính được ngân hàng cấp khi mở thẻ và có thể nâng hạn mức trong quá trình sử dụng. | Hạn mức thẻ phụ được cố định kể từ khi phát hành. Hạn mức thẻ tín dụng phụ được chia sẻ từ thẻ tín dụng chính. |
Hiệu lực sử dụng | 5 năm kể từ ngày phát hành thẻ | Theo hiệu lực của thẻ chính |
Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng phụ
Do thẻ tín dụng phụ được liên kết trực tiếp với thẻ chính và chủ sở hữu thẻ chính sẽ là người thanh toán toàn bộ khoản nợ tín dụng của cả thẻ chính và thẻ phụ nên cần nắm rõ các lưu ý sau đây để tránh các rủi ro tài chính:
- Giới hạn hạn mức: Chủ thẻ chính có thể yêu cầu ngân hàng giới hạn hạn mức thanh toán của thẻ phụ chiếm tối đa 30 – 50% hạn mức thẻ chính. Điều này giúp chủ thẻ chính tránh bị mắc nợ do chủ thẻ phụ tiêu dùng vượt kiểm soát, gây nên khoản nợ tín dụng cao và có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu về lịch sử tín dụng cho chủ thẻ chính.
- Đảm bảo an toàn thông tin: Chủ thẻ chính cần hướng dẫn chủ thẻ phụ những lưu ý quan trọng về bảo mật thông tin khi sử dụng. Một số thông tin cần đặc biệt lưu ý như mã PIN, mã CVV/CVC, không giao dịch qua các đường link hoặc website lạ, không chia sẻ thông tin về thẻ hoặc đưa thẻ cho người khác sử dụng,…
- Trách nhiệm thanh toán: Chủ sở hữu thẻ chính cần nhớ rằng, tất cả các khoản chi tiêu từ thẻ phụ sẽ làm tăng khoản nợ của thẻ chính. Do đó, chủ thẻ chính phải kiểm soát chi tiêu và có kế hoạch thanh toán nợ đúng hạn để không “mất tiền oan” cho các loại phí phát sinh như phí phạt trả chậm, lãi suất,…
- Hạn chế rút tiền mặt: Cũng giống như thẻ tín dụng chính, phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng phụ rơi vào khoảng 4% cùng với mức lãi suất lên tới 20 – 30%/năm. Nếu chủ thẻ phụ rút tiền mặt càng nhiều thì khoản nợ sẽ cộng thêm các khoản phí cao ngất ngưỡng khiến chủ thẻ chính phải trả một khoản nợ khổng lồ. Vậy nên, chủ thẻ tín dụng chính và chủ thẻ tín dụng phụ đều cần phải hạn chế rút tiền mặt.
Tổng hợp
Bảo hiểm thẻ tín dụng là gì? Bảo hiểm thẻ tín dụng có thực sự cần thiết không?